Các làng nghề truyền thống ở Hội An với muôn vàn sắc màu khác nhau đã góp phần tạo nên một phố Hội độc đáo và có nhiều nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Có thể nói, làng nghề Hội An chính là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong kho tàng di sản văn hóa của phố Hội. Cùng Da Nang Travel Car nắm bắt chi tiết hơn các thông tin về làng nghề ở nội dung bài nhé!
Mục lục
- 1 Các làng nghề truyền thống ở Hội An lâu đời nhất
- 1.1 Làng nghề Hội An – Làng gốm Thanh Hà
- 1.2 Làng nghề truyền thống – Làng lụa Hội An
- 1.3 Làng nghề truyền thống Hội An – Làm đèn lồng
- 1.4 Làng nghề truyền thống Hội An – Làng mộc Kim Bồng
- 1.5 Làng nghề cổ truyền Hội An – Làng rau Trà Quế Hội An
- 1.6 Làng nghề Hội An – Làng chiếu Bàn Thạch
- 1.7 Làng nghề lâu đời Hội An – Làng đúc đồng Phước Kiều
- 2 Mua gì khi đến các làng nghề truyền thống ở Hội An?
- 3 Ăn gì khi ghé thăm các làng nghề truyền thống ở Hội An?
Các làng nghề truyền thống ở Hội An lâu đời nhất
Đại đa số các làng nghề truyền thống ở Hội An đều có niên đại lâu đời. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn ít có ai nắm bắt được thông tin này. Vì thế, nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, đừng bỏ lỡ các thông tin được cập nhật ngay dưới nhé!
Làng nghề Hội An – Làng gốm Thanh Hà
Nhắc đến các địa điểm du lịch Hội An không ai không hình dung đến làng nghề truyền thống này. Bởi trong mắt các du khách đây vốn là một điểm đến cho họ trải nghiệm tuyệt vời. Làng nằm cách trung tâm phố Hội khoảng 10 phút di chuyển. Nơi đây mang đậm hơi thở của đất trời.

Niên đại của ngôi làng này đã vượt mốc 500 năm. Làng gốm Thanh Hà vì thế mà được ví như một bảo tàng sống, cất giữ các tư liệu quý giá về gốm sứ. Những sản phẩm được làm bởi các nghệ nhân ở làng đều có chất liệu chính là đất sét.

Để tạo nên hình hài của chúng, các nghệ nhân đã phải thực hiện nhiều công đoạn yêu cầu tính tỉ mỉ cao, sáng tạo tốt. Đồng thời, mỗi một “đứa con tinh thần” đều ẩn chứa tình yêu xứ Quảng của nghệ nhân.
Chính vì thế, nếu có cơ hội được bước chân đến làng nghề truyền thống ở Hội An này, bạn đừng quên ghé thăm ngôi làng nhé! Và sẽ thật tuyệt hơn bao giờ hết, khi bạn ngồi xuống thử thách chính mình tạo ra tác phẩm gốm ở đây đấy..
Giá vé vào làng gốm Thanh Hà ở thời điểm hiện tại là 35.000 VNĐ. Không quá đắt nhưng lại cho bạn vô vàn trải nghiệm lý thú khi bước chân vào đây.
Làng nghề truyền thống – Làng lụa Hội An
Nhắc đến các làng nghề truyền thống ở Hội An không thể thiếu Làng lụa phố Hội. Ngôi làng Hội An này nằm ngay trên đường Nguyễn Tất Thành, tại số 28. Nơi đây thường xuyên diễn ra các triển lãm về nghề nuôi tăm, ươm tơ và dệt lụa. Làng lụa Hội An cũng là nơi gìn giữ và tôn vinh tinh hoa nghề dệt của con dân Việt.

Làng cũng bảo tồn các giống tằm, dâu cũng như các công cụ dệt xa xưa. Do vậy, khi ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được tìm hiểu rất nhiều kiến thức về hoạt động buôn bán lụa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đặc biệt, bạn cũng sẽ được tận mắt chứng kiến khung cửi cổ xưa đặt ở giữa làng. Thêm vào đó, du khách cũng được phép tự tay hái các trái dâu ngon ở vườn. Đồng thời với đó là cảm nhận độ mịn của lụa khi diện trên người những trang phục từ chất liệu này.
Những món ăn đặc sản Hội An cũng được bày bán rất nhiều ở làng nghề. Do đó, bạn có thể kết hợp hoạt động tham quan và khám phá ẩm thực của phố Hội nhé!
Làng nghề truyền thống Hội An – Làm đèn lồng
Đèn lồng từ xưa đến nay vẫn luôn được biết đến là biểu tượng đặc trưng của phố Hội. Ở thời điểm hiện tại, làng nghề làm lồng đèn ở Hội An đã có tuổi đời lên đến 400 năm. Có hơn 30 cơ sở sản xuất lồng đèn ở phố Hội và bày bán ở nhiều địa điểm khác nhau.

Ghé thăm làng nghề Hội An này du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình một chiếc đèn lồng hoàn thành. Đồng thời bạn cũng có được cơ hội tự tay làm chiếc đèn lồng đẹp mắt nhất.

Trong công cuộc làm đèn lồng này, hoạt động chuẩn bị nguyên liệu được đánh giá vô cùng quan trọng. Tre dùng để làm sản phẩm cần là loại tre già, còn tươi và đã được ngâm cùng với nước muối trước đó 10 ngày. Sau khi vớt lên người nghệ nhân sẽ phơi khô chúng và vát mỏng ra. Vải dùng để bọc đèn lồng nhất thiết phải là loại tơ tằm, vải xoa và có gam màu rực rỡ.
Làng nghề truyền thống Hội An – Làng mộc Kim Bồng
Sức hút của ngôi làng này không kém cạnh gì các làng nghề truyền thống ở Hội An khác. Làng Mộc Kim Bồng có tuổi đời lên đến 600 năm. Ở dưới thời Nguyễn, ngôi làng này đặc biệt nổi tiếng với nhiều tác phẩm mộc tinh tế. Ví dụ như nhà cửa nhỏ, mô hình du thuyền… Từng kiến trúc độc đáo của các ngôi nhà, chùa cổ ở Hội An đều được thiết kế một cách đẹp mắt bởi tay nghề của thợ mộc Kim Bồng.

Khi đặt chân vào ngôi làng này, bạn sẽ ngay lập tức phải làm quen với âm thanh đục lỗ, khoan cắt. Các âm thanh này vốn đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của người dân Kim Bồng.

Ở thời điểm hiện tại, ngôi làng này không còn đóng thuyền hay thực hiện thiết kế nhà như xưa. Thay vào đó, các nghệ nhân trong làng tập trung cho hoạt động sản xuất đồ mỹ nghệ. Các sản phẩm từ lang được đánh giá là mang nét nhẹ nhàng, mộc mạc, tinh xảo.

Du khách đến làng nghề truyền thống Hội An có thể mua hoành phi, tượng gỗ hoặc các tượng nhỏ. Theo chia sẻ của nhiều du khách thì bạn nên thăm làng bằng xe đạp. Từ từ di chuyển, cảm nhận nhịp sống của người dân nơi đây. Đồng thời với đó là tự tay trải nghiệm cảm giác khoan, đục gỗ tạo hình sản phẩm cùng các nghệ nhân nhé!
Làng nghề cổ truyền Hội An – Làng rau Trà Quế Hội An
Trong số các làng nghề truyền thống ở Hội An thì đây là điểm check in ở Hội An được nhiều tín đồ nước ngoài yêu thích nhất. Làng rau Trà Quế nằm cách trung tâm phố Hội chỉ 2km. Do đó, từ trung tâm thành phố đến đây bạn chỉ tốn vỏn vẹn từ 10 – 15 phút đi bộ.

Làng nằm giữa dòng sống Đế Võng và đầm rong Trà Quế. Nhờ vậy mà đất đai ở làng luôn trong trạng thái màu mỡ.
Rong được người dân chú trọng vớt lên để chế làm phân bón cho các ruộng rau. Điều này khiến cho rau được sản xuất từ làng ngon hơn những nơi khác rất nhiều. Ở làng nghề truyền thối Hội An này có tới hơn 40 loại rau khác nhau.

Trong số đó, tỉ lệ rau thơm như húng quế, tía tô chiếm phần nhiều. Lá các loại rau ở làng có kích thước khá nhỏ nhưng lại mang mùi vị đặc trưng của làng. Chính vì thế mà những món ngon từ Hội An dùng rau của làng này đã níu giữ chân du khách trong nhiều năm qua.

Đến với làng rau Trà Quế Hội An, bạn có thể tự tay trải nghiệm trồng rau cùng người dân. Bạn sẽ được tự mình trải nghiệm chi tiết các bước trồng rau và chăm sóc rau như một người con của làng quê vậy. Cuối cùng thì đừng quên thưởng thức bữa tiệc các món ngon từ rau tươi của làng quê nhé! Các góc view ở làng nghề này cũng vô cùng đẹp. Vì thế, bạn cũng đừng quên thả dáng và chụp thêm nhiều bức hình xinh tươi nhất nhé!
Làng nghề Hội An – Làng chiếu Bàn Thạch
Làng chiếu Bàn Thạch cũng nằm trong danh sách các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hội An. Khi ghé thăm làng nghề này, du khách sẽ được trải nghiệm một phiên chợ chiếu sôi động. Điều đặc biệt là chợ họp khá sớm, từ 4 – 5 giờ sáng mỗi ngày.


Đến ngôi làng Bàn Thạch này, bạn sẽ có được cơ hội khám ra những chiếc chiếu cói được hình thành như thế nào. Điểm tuyệt vời nhất của chiếu ở làng này chính là các họa tiết được hình thành từ sợi đay và sợi coi. Nó không được in khuôn họa tiết giống như ở những nơi làm chiếu khác.
Làng nghề lâu đời Hội An – Làng đúc đồng Phước Kiều
Phước Kiều vốn là một làng đúc với tuổi đời hơn 400 năm và liên tục nhận được sự quan tâm của rất nhiều du khách. Ghé thăm làng nghề Phước Kiều, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy các sản phẩm bằng đồng. Chúng phục vụ rất nhiều trong các ngày lễ, tết, hội hè. Trong sinh hoạt hàng ngày, các sản phẩm được đúc từ ngôi làng này cũng được sử dụng nhiều như nồi niêu, xoong chảo, chén, bát…

Du lịch làng nghề truyền thống Hội An này bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ các nghệ nhân đúc đồng tài hoa. Đồng thời bạn cũng sẽ có dịp để tìm hiểu hơn về các công đoạn nhồi đất, giáp khuôn và tạo hình hài sản phẩm.
Mua gì khi đến các làng nghề truyền thống ở Hội An?
Mua gì khi tới những làng nghề truyền thống ở Hội An? Đây cũng là một thắc mắc lớn mà khá nhiều du khách đặt ra. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì ngay đây có 4 option tốt nhất mời tham khảo:
Tượng đồng làng nghề Phước Kiều
Các bước tượng đồng nho nhỏ, xin xắn hẳn là một món quà lưu niệm đáng để bạn cân nhắc mua về làm quà tặng gia đình. Du khách khi tới ngôi làng này sẽ bắt gặp hình ảnh của các bức tượng nhỏ bày bán dọc đường. Mức giá bán dao động trong ngưỡng 100 – 150.000 VNĐ. Khá là mềm đúng không, chỉ với mức chi phí nhỏ bạn đã có thể sở hữu được món quà đẹp mắt rồi!

Đồ gỗ làng nghề Kim Bồng Hội An
Một option tiếp theo mà bạn nên cân nhắc mua quà đó là những món đồ nho nhỏ từ gỗ ở làng Mộc Kim Bồng. Đại đa số các sản phẩm từ ngôi làng này được thiết kế một cách tinh tế và rất tỉ mỉ. Chúng vừa mang nét mộc mạc, độc đáo lại hội tụ những điểm đẹp nhất của Hội An cũ.

Một số món như mỹ nghệ, câu đối gỗ hay phù điêu rất tuyệt để bạn chuẩn bị làm quà cho hội bè bạn đấy. Các món đồ gỗ khi được chạm khắc thường có màu nâu óng ả. Giá bán trung bình cho mỗi món từ 120.000 – 300.000 VNĐ.
Mua quà tại làng nghề làng lụa Hội An
Nếu bạn không thích mang vác nặng nề thì có thể lựa chọn ngay chiếc khăn lụa để làm quà tặng nhé! Lụa Hội An đặc biệt bền, đẹp và được may theo công thức riêng. Chính vì thế, tin rằng chúng sẽ là một món quà dễ gây thương nhớ với người được tặng.

Giá bán trung bình cho một chiếc khăn lụa dài ở Hội An là 150.000 VNĐ. Chúng có khá nhiều kiểu dáng khác nhau và cũng đa dạng về mặt màu sắc. Vì thế, bạn có thể thoải mái cân nhắc để tặng cho bè bạn, gia đình của bản thân nhé!
Mua đồng đèn làm quà lưu niệm
Ngoài những món đồ trên, khi ghé thăm các làng nghề truyền thống ở Hội An bạn cũng có thể mua thêm đèn lồng để làm quà lưu niệm. Đèn lồng được tạo bởi các làng nghề ở Hội An mang nét vẽ rất độc đáo. Phần lụa bao trùm cũng đặc biệt chất lượng. Tin rằng, món quà tặng này cũng không làm cho người tặng thất vọng về bạn.
Xem thêm:
Các lễ hội ở Hội An – Đặc trưng văn hóa “xứ Đàng Trong”
Ăn gì khi ghé thăm các làng nghề truyền thống ở Hội An?
Chuyên đề ẩm thực không thể không bàn khi bạn ghé thăm các làng nghề truyền thống ở Hội An. Hầu hết các làng nghề đều gần với khu vực trung tâm của phố Hội. Chính vì thế, bạn có thể linh hoạt di chuyển đến đây để thưởng thức những món ăn đặc sản Hội An nhé!

Một số món được đề cử du khách nhất định phải thưởng thức một lần là: cao lầu, bánh mỳ Phượng, nước Mót, bánh hoa hồng trắng Hội An.
Trường hợp bạn muốn chủ động hơn trong lịch trình khám phá các làng nghề truyền thống ở Hội An thì cân nhắc thuê xe ô tô Đà Nẵng – Hội An nhé! Ở thời điểm hiện tại, Da Nang Travel Car đang có dịch vụ cho thuê xe đi Hội An giá rẻ với mức giá ưu đãi/ngày. Nếu có nhu cầu, đừng quên liên hệ với đơn vị để được hỗ trợ chi tiết hơn bạn nhé!