Hội An không thiếu các lễ hội truyền thống. Các lễ hội ở Hội An được tổ chức 1 lần duy nhất trong năm. Vì vậy không phải du khách nào cũng may mắn có được cơ hội tham gia lễ hội ở phố cổ Hội An. Và không phải ai biết Hội An có chính xác bao nhiêu lễ hội? Đó là những lễ hội nào?
Sau khi dành ít phút cho nội dung bài viết này, bạn có được đáp án cho những câu hỏi trên. Lễ hội góp phần mang thêm màu sắc, âm thưởng thú vị của một hành trình về với đô thị cổ- thương cảng Hội An.
Mục lục
- 1 Các lễ hội ở Hội An bạn không nên bỏ lỡ
- 1.1 Lễ vía bà Thiên Hậu- Hội quán Phúc Kiến
- 1.2 Lễ vía bà Thu Bồn Hội An
- 1.3 Tết trung thu- các trò chơi dân gian đặc sắc
- 1.4 Tết Nguyên Tiêu Hội An- Rằm tháng giêng
- 1.5 Lễ Vu Lan báo hiếu tại Hội An
- 1.6 Lễ tế Cá Ông- làng chài Hội An
- 1.7 Lễ giỗ tổ làng gốm Thanh Hà Hội An
- 1.8 Lễ hội Cầu Bông- Làng rau Trà Quế
- 1.9 Lễ rước Long Chu Hội An
- 1.10 Lễ hội đêm rằm phố cổ – thả hoa đăng sông Hoài
- 1.11 Lễ giỗ tổ nghề Yến Hội An
- 1.12 Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng Hội An
- 2 Dịch vụ thuê xe đi Hội An
Các lễ hội ở Hội An bạn không nên bỏ lỡ
Đừng hỏi đi Hội An tháng mấy đẹp bởi mùa nào phố cổ Hội An cũng có nét thi vị rất riêng. Còn nếu bạn muốn một lần tham gia các lễ hội ở Hội An thì bạn cần cân nhắc thời gian chuyến đi. Và đây là thông tin hữu ích mà bạn và nhiều du khách khác đang tìm kiếm.
Lễ vía bà Thiên Hậu- Hội quán Phúc Kiến

- Địa điểm tổ chức: Hội quán Phúc Kiến
- Thời gian diễn ra: ngày 23 tháng 03 âm lịch trong năm
Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng 3, cộng đồng người Hoa sinh sống ở Hội An lại tổ chức lễ vía bà Thiên Hậu. Trong văn hóa tín ngưỡng của người Hoa, bà Thiên Hậu là người phù hộ và bảo vệ thương nhân làm ăn thuận lợi.
Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động bao gồm phần lễ và phần hội. Chương trình đặc sắc nhất là múa lân và văn nghệ.
Lễ vía bà Thu Bồn Hội An

- Địa điểm tổ chức: Dinh Bà, Duy Tân, Duy Xuyên
- Thời gian diễn ra: ngày 12 tháng 02 âm lịch
Là một trong các lễ hội ở Hội An do người Việt tổ chức. Lễ vía bà Thu Bồn có từ cách đây hàng trăm năm và được người dân địa phương tổ chức tưởng nhớ công lao của bà Thu Bồn.
Đáng chú ý là các trò chơi truyền thống cũng được phục dựng lại. Ví dụ như: trò kéo co, cờ người, hát bài chòi và cuộc thi làm bánh,….
Tết trung thu- các trò chơi dân gian đặc sắc
- Địa điểm tổ chức: sông Hoài và phố cổ Hội An
- Thời gian tổ chức: ngày 14 và ngày 15 tháng 08 âm lịch
Những ngày giữa tháng 8, phố cổ Hội An lại càng đông đúc khách du lịch và thêm phần lung linh, nhộn nhịp. Bởi có một lễ hội lớn được tổ chức tại đây mà du khách rất mong chờ- Tết trung thu.
Khắp các con đường, ngõ hẻm rực rỡ cờ hoa và thắp sáng bởi vô số đèn lồng. Mỗi khi đến dịp tổ chức các lễ hội ở Hội An, cả con phố được trang hoàng lộng lẫy. Trên sông Hoài, chiếc thuyền độc mộc đưa du khách ra giữa dòng sông thả đèn hoa đăng gửi gắm điều ước bình an.
Xem thêm: Những món ăn đặc sản Hội An siêu ngon ăn một lần nhớ mãi
Tết Nguyên Tiêu Hội An- Rằm tháng giêng
- Địa điểm tổ chức: bên trong khu phố cổ
- Thời gian diễn ra: ngày 15 tháng 01 âm lịch
Nếu đã bỏ lỡ cơ hội du lịch Hội An tết nguyên đán thì bạn cũng đừng buồn. Các lễ hội ở Hội An diễn ra quanh năm và lễ hội đầu tiên của năm mới là Tết nguyên tiêu.
Lễ hội Tết nguyên tiêu đưa du khách trở lại với những trò chơi tuổi thơ như: bịt mắt bắt dê, đi cầu khỉ, đập niêu,…. Và cùng với đó là nghi lễ cúng bái cầu cho một năm bình an, may mắn.
Lễ Vu Lan báo hiếu tại Hội An
- Địa điểm tổ chức: tại tất cả các ngôi chùa lớn nhỏ ở Hội An
- Thời gian: ngày 15 tháng 07 âm lịch hàng năm
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong các lễ hội ở Hội An lớn nhất trong năm. Hãy dành những ngày tháng 7 để ở bên hay tưởng nhớ về đấng sinh thành. Vào 7h tối ở phố cổ tắt hết đèn và tổ chức hoạt động thả đèn hoa đăng trên sông Hoài.
Lễ tế Cá Ông- làng chài Hội An
- Địa điểm tổ chức: Lăng Ông, Hội An
- Thời gian diễn ra: trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm
Với người dân biển, Cá Ông là một vị thần phù hộ cho các ngư dân đánh bắt cá đầy thuyền và bình an giữa muôn trùng biển khơi. Lễ tế Cá Ông là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng linh thiêng với sự tham gia của tất cả ngư dân.
Lễ giỗ tổ làng gốm Thanh Hà Hội An
- Địa điểm tổ chức: làng gốm Thanh Hà
- Thời gian diễn ra: ngày 10 tháng 7 âm lịch trong năm
Làng gốm Thanh Hà, Hội An là một làng nghề truyền thống hơn 500 năm tuổi. Những ngày đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, cả làng gốm Thanh Hà lại nhộn nhịp cảnh người dân chuẩn bị cho lễ hội lớn nhất trong năm. Đó là lễ giỗ tổ làng gốm tưởng nhớ những vị tổ nghề khai sinh và phát triển nghề gốm Thanh Hà.
Lễ hội Cầu Bông- Làng rau Trà Quế
- Địa điểm tổ chức: Làng Trà Quế, Cẩm Hòa, Hội An
- Thời gian diễn ra: ngày 07 tháng 01 âm lịch hàng năm
Trong số các lễ hội ở Hội An, ít người biết tới lễ hội Cầu Bông. Nhưng nếu nhắc tới làng rau Trà Quế thì không một du khách nào là không biết.
Lễ hội Cầu Bông tổ chức chính tại làng rau Trà Quế. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ bậc nghệ nhân khai sinh ra làng rau. Cũng trong những ngày diễn ra lễ hội có nhiều hội thi thể thao, văn nghệ với sự tham gia đông đảo của người dận và du khách thập phương.
Lễ rước Long Chu Hội An
- Địa điểm tổ chức: làng chài ven biển Hội An, Quảng Nam
- Thời gian tổ chức: ngày 15 tháng 1 và ngày 15 tháng 7 âm lịch
Những chiếc thuyền có hình con rồng được gọi chung là Long Chu. Dưới thời phong kiến, thuyền rồng được các vua chúa ngự lãm.
Lễ rước Long Chu ở Hội An là tín ngưỡng rước vua chúa để xua đuổi tà ma và bảo vệ cuộc sống của làng chài trước gió bão, cơn thịnh lộ của biển cả. Hoạt động chính của lễ hội là rước Long Chu khắp làng, ngư dân giật bùa và treo trước cửa ngôi nhà. Nghi lễ khác với các lễ hội ở Hội An.
Lễ hội đêm rằm phố cổ – thả hoa đăng sông Hoài
- Địa điểm tổ chức: sông Hoài
- Thời gian: ngày 14, tất cả các tháng âm lịch
Khác với các lễ hội ở Hội An, lễ hội đêm rằm phố cổ tổ chức thường niên và đều đặn hàng tháng. Vào tối ngày 14 âm lịch, cả phố cổ tắt hết đèn chỉ có ánh trăng sao và ánh nến từ những chiếc đèn hoa đăng lững lờ trôi trên sông Hoài.
Lễ hội thả hoa đăng ở Hội An vào ngày rằm có nghĩa cầu may mắn, bình an và hạnh phúc. Du khách đừng bên bờ sông hoặc thuê thuyền ra giữa sông thả đèn. Phí thuê thuyền từ 150k- 200k/thuyền 2 người.
Lễ giỗ tổ nghề Yến Hội An
- Địa điểm tổ chức: đảo Cù Lao Chàm
- Thời gian: ngày 9 và ngày 10 tháng 03 âm lịch
Cù Lao Chàm không chỉ có cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Cù Lao Chàm còn có nghề khai thác yến nổi tiếng. Yến Cù Lao Chàm có chất lượng thượng hạng và không hề thua kém yến Khánh Hòa.
Lễ giỗ tổ nghề Yến để tri ân những vị tiền nhân khai phá nghề yến và nâng cao niềm tự hào của thế hệ con cháu. Các lễ hội ở Hội An còn được tổ chức với mục đích quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch.
Làng lụa Hội An ở đâu và có gì thú vị hay không?
Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng Hội An
- Địa điểm tổ chức: làng Kim Bồng, Cẩm Kim, Hội An
- Thời gian diễn ra: ngày 6 tháng 1 âm lịch
Nhắc tới các làng nghề truyền thống ở Hội An không thể không nhắc tới làng mộc Kim Bồng. Làng mộc Kim Bồng ngày nay không còn như trước nhưng các nghệ nhân và hộ gia đình vẫn duy trì làm nghề. Làng có dịch vụ du lịch miễn phí tham quan.
Cũng như các lễ hội ở Hội An, lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng do bô lão đảm nhận. Trong lễ hội diễn ra nhiều hoạt động linh đình như: chạm trổ, dệt, đan và phiên chợ quê,….
Dịch vụ thuê xe đi Hội An
Như bạn thấy đó, các lễ hội ở Hội An diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy bạn nên thuê xe đi Hội An cho chuyến đi chơi của mình.
Thuê xe tự lái Đà Nẵng hoặc có lái với chi phí hợp lý lại có chuyến đi an toàn, thoải mái và lịch trình riêng. Da Nang Travel Car hỗ trợ bạn bằng dịch vụ thuê xe du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao và giá tốt.
Bạn chỉ cần liên hệ và cho chúng tôi biết yêu cầu. Da Nang Travel Car cung cấp dịch vụ ngay cho bạn nhanh chóng di chuyển tới các lễ hội ở Hội An và nhiều địa danh tham quan.